Home »
Những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường
Saturday, August 2, 2014
Bệnh tiểu đường trước kia thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng ngày nay do thói quen ăn uống thiếu khoa học cộng với chế độ sinh hoạt thất thường đã khiến rất nhiều trẻ em, người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này.
Rối loạn chuyển hóa hydrat cacbon do thiếu insulin ở các mức độ khác nhau dẫn đến bệnh tiểu đường. Biểu hiện của bệnh là nồng độ đường trong máu luôn cao, nếu không điều trị sớm dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là do đâu?
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Đái tháo đường type II: không phụ thuộc vào insulin:
- Thường gặp ở người lớn tuổi, người thừa cân, ít vận động.
- Bị thương lâu lành
- Hay bị chuột rút.
- Mờ mắt, ngứa da.
- Bệnh nặng thì tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, dễ đi vào hôn mê.
Đái tháo đường type I: phụ thuộc vào insulin
- Thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi
- Người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân.
- Xuất hiện các biến chứng như mụn nhọt, viêm quanh răng, viêm đường tiết niệu.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường
Nguyên nhân thứ phát:
Nguyên nhân ngoài tụy:
- Do mắc bệnh basedow.
- Cường tuyến yên trước.
- Cường vỏ thượng thận.
Nguyên nhân do tụy:
- Sỏi tụy.
- Ung thư tụy.
- Viêm tụy.
- Bệnh thiết huyết tố.
- Di truyền.
Nguyên nhân nguyên phát:
Đái tháo đường type I : đái tháo đường do thiếu insulin.
Đái tháo đường type II: đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin mà do tự miễn mang trong người loại kháng nguyên HLA DR3, hoặc HLA DR4.
Do thuốc
- Hormon tuyến giáp.
- Thuốc tránh thai: ở một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai xuất hiện tăng đường máu (tuy nhiên cơ chế chưa rõ).
- Interferon α: có thể bị đái tháo đường vì có kháng thể kháng lại đảo tụy.
- Vacor: là một loại thuốc diệt chuột có thể phá huỷ tế bào β.
- Do điều trị bằng corticoid kéo dài.
- Do dùng các thuốc lợi tiểu thải muối như: hypothiazit, lasix liều cao, kéo dài sẽ gây mất kali. Thiếu kali dẫn đến ức chế tuyến tụy giải phóng insulin và làm tăng đường huyết.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác nhân có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Bên cạnh những yếu tố liên quan đến di truyền hoặc gia đình, những yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh, như béo phì, chế độ ăn uống, lối sống, ít hoạt động thể lực, stress... đây là những yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được. Đối với những người trên 45 tuổi, nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết, nếu kết quả bình thường thì nên kiểm tra mỗi 3 năm một lần. Tiểu đường nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân chính dẫn đến tàn phế hoặc tử vong ở người bệnh.
Dựa vào những nguyên nhân, triệu chứng nếu trên mỗi người có thể tự biết cách nhận biết bệnh sớm, để từ đó có chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi sao cho hợp lý để phòng tránh bệnh đái tháo đường hiệu quả nhất.

Comments[ 0 ]
Post a Comment